Tour du lịch Côn Đảo

Trải nghiệm Câu cá biển Đông. Xem rùa biển (víc) đẻ trứng ở Hòn Bảy Cạnh.Tham quan Vườn quốc gia Côn Đảo.Leo núi Thánh Giá ngắm toàn cảnh Côn Đảo

Tour du lịch Côn Đảo 4 ngày 3 đêm

Thưởng thức ốc Vú Nàng và Mứt Hạt Bàng: là hai đặc sản chỉ có tại Côn Đảo. Đi tàu khám phá các đảo nhỏ và BBQ trên đảo hoang

Tour Côn Đảo 3 ngày 2 đêm

Nơi có nhiều khu nghỉ dưỡng sang trọng cao cấp.Lặn biển ngắm san hô ở đảo Hòn Tre Lớn, nơi có các dải san hô với mậ độ dày bậc nhất cả nước.

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Vẻ đẹp tiềm ẩn của hòn đảo ngọc Côn Đảo

Đến Côn Đảo bạn sẽ được khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn của hòn đảo ngọc Côn Đảo thực sự hấp dẫn được rất nhiều các du lịch trong và ngoài nước.

Sài Gòn với những cái ồn ào, náo nhiệt của cuộc sống bận rộn và kẹt xe. Tôi đã được người bạn thân giới thiệu cho một chuyến đi du lịch mà khó nơi nào có được cảm xúc trở về với thiên nhiên như ở Côn Đảo. Với trí tò mò và thích khám phá thiên nhiên của mình, tôi quyết định đi du lịch Côn Đảo để khám phá thiên nhiên nơi đây.



Theo tôi được biết, muốn đi Côn Đảo thì chỉ có hai con đường là đi bằng đường hàng không hoặc bằng đường thủy. Nếu đi bằng đường hàng không thì sẽ mất từ 30 - 45 phút, đi bằng đường thủy thì dài hơn khoảng 10 - 12 tiếng.

Rời Sài Gòn bằng máy bay, xa cái ồn ào và náo nhiệt thì trước mắt tôi là những con sóng biển vỗ bờ với những làn nước xanh biếc. Ấn tượng đầu tiên Khi đến “Côn Đảo” là hình ảnh núi non hùng vĩ, thiên nhiên hoang sơ tuyệt vời tràn ngập hương vị biển. 


Ảnh Côn Đảo thu nhỏ từ vệ tinh

trên đường từ sân bay về trung tâm thị trấn. Mở cửa kính xe ô tô tôi cảm nhận được những luồng gió biển thổi mang vị mặn của muối, mùi ngai ngái của rừng theo chân tôi trên người suốt quãng đường 12 km về trung tâm thị trấn Côn Đảo. Sau vài phút được nghe hướng dẫn giới thiệu về Côn Đảo tôi nhận ra rằng. Côn Đảo đúng là nơi có được một sự hoà quyện giữa quá khứ và hiện tại, giữa những chứng tích về sự man rợ của con và thiên nhiên tuyệt mỹ.


>> Xem chi tiết: Tour côn đảo

Cầu tàu 914 được khởi công xây dựng từ năm 1873 với phác thảo dài 107m, từ mép lộ trước cổng Dinh Chúa đảo nhìn thẳng ra vịnh Côn Sơn. Đây là nơi chứng kiến nỗi cực nhục đầu tiên của những người tù bị đày ra Côn Đảo, nhiều người chỉ qua cầu có một lần rồi vĩnh viễn yên nghỉ tại Côn Đảo. Nhưng cầu tàu 914 cũng là nơi chứng kiến những giờ phút vinh quang xúc động mỗi dịp Côn Đảo được giải phóng. Con số 914 được đặt tên cho cầu là do người tù nhẩm tính số người tù ngã xuống vì lao dịch, tai nạn trong quá trình khổ sai xây cầu. Có người còn gọi Cầu Tàu bằng danh số 871; 914; 915 để tưởng nhớ những người đã chết trong lúc xây dựng Cầu Tàu. Những con số đó ít nhiều mang tính ước lệ.

Tôi cảm thấy nên tự thưởng cho mình vì đã quyết định tìm đến đây bằng một món ăn đặc sản mang hương vị của vùng đất Côn Đảo. Tôi tìm trên bản đồ thấy những cái tên các điểm bán hải sản, nhà hàng như : Tri Kỷ, Thu Ba là nơi có bể nuôi hải sản tươi sống nhưng cũng rất ít loại. Dường như tôi bỗng phát hiện ra một cái tên đã hấp dẫn mình, Quán Dê lang thang đây là một địa chỉ nên đến vì món ăn khoái khẩu của tôi là thịt dê. Đúng như những gì tôi mong đợi ở đây có thể thưởng thức thịt dê Côn Đảo và thịt heo lùn . Tôi bỗng nhớ đến cái quán Thanh Huyền với nhiều món lẩu nổi tiếng là lẩu cá, ếch, lươn….qua lời giới thiệu của đứa bạn. Ở Côn Đảo rất hiếm rau xanh, loại rau chủ yếu mà tôi thấy Côn Đảo trồng được là rau muống và rau mồng tơi, còn các loại khác phần lớn đều do vận chuyển từ đất liền ra Đảo.


Để không phí bỏ đi thời gian trên hòn đảo này, đêm hôm đó tôi lang thang trên đường, đi dọc bờ kè để ngắm nhìn bãi biển về đêm.

Côn Đảo có một đặc sản là nhân hạt bàng, gói thành từng gói bán cho du khách. Ai cũng khen ngon và nhiều người thậm chí còn không biết đó là cái gì. Tôi chọn mua về làm quà vì đó là một thứ đặc biệt nên mua. Để tham quan quang cảnh nơi đây tôi thuê một chiếc xe máy ở khách sạn và bắt đầu cuộc hành trình khám phá.

Có một nơi tôi không thể bỏ qua khi đến Côn Đảo là hồ An Hải. Một hồ nước ngọt quanh năm. Cùng chiếc cần câu chuẩn bị sẵn tôi ngồi câu cá ở đây.

Chiều đến tôi khởi hành tại cầu tàu du lịch đi tham quan hòn Bảy Cạnh. Trước mắt tôi, hòn Bảy Cạnh thật tuyệt vời với những cảnh đẹp dưới đáy biển và cảnh rừng núi hoang sơ. Nơi dây còn có chứng tích một thời về những người tù cách mạng làm lao động khổ sai nơi đây. Tôi cùng người kiểm lâm tham quan ngọn Hải Đăng trên độ cao khoảng 300m so với mực nước biển, giống như tòa lâu đài uy nghi và tráng lệ. Bao quanh quần đảo là những rạn san hô và bãi biển nông. Vùng biển quanh Côn Đảo trực thuộc Ban Quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo nên được bảo vệ nghiêm ngặt. Không có ở đâu bạn có thể tìm thấy những bãi biển sạch như ở Côn Đảo với nước biển xanh màu ngọc bích.



Nơi lặn ngắm san hô hòn Bảy Cạnh

Tôi là người đam mê câu cá nên đây lại là một nơi để tôi thỏa mãn niềm đam mê. Có dịch vụ thuê thuyền buổi tối ra biển câu mực, hay thậm chí bạn chỉ cần ngồi ở cầu tàu 914 cũng có thể câu được mực.

Côn Đảo luôn cho tôi thấy sự mới mẻ để có được sự vắng vẻ và yên tĩnh cần thiết cho chuyến đi du lịch, có thể hoà mình một cách thật sự vào thiên nhiên.


Một góc hòn Bảy Cạnh


Đỉnh Tình yêu

Đỉnh Tình yêu nằm trong khu vực Hòn Bà, nơi đây còn ghi dấu lịch sử là nơi giam cầm bà Thứ phi Hoàng Phi Yến thời nhà Nguyễn.

Tắm biển ở Côn Đảo thì có ba bãi tắm tuyệt đẹp và điều đặc biệt là tôi không bị tốn tiền bởi một dịch vụ nào cả, một điều tôi không thể tìm thấy ở những nơi khác: Bãi biển dọc theo đường Tôn Đức Thắng, bãi Lò Vôi ở khu vực nghĩa trang hàng Keo, bãi Đầm Trầu đây là các bãi biển đẹp nhất Côn Đảo nhưng đường vào hơi khó kiếm. Từ đường chính đến sân bay Cỏ Ống có một lối mòn khoảng 1 km dẫn ra bãi biển với bãi cát mịn hình vòng cung hai đầu là những ghềnh đá có rất nhiều hào. Có một con suối nhỏ chảy ra biển, nơi đây còn gọi là suối nước nóng.




Bãi Đầm Trầu

Kết thúc chuyến thăm quan tôi đã đi thăm trại tù, nhà tù ở Côn Đảo với hệ thống trại giam được mệnh danh “Địa ngục trần gian” từ năm 1862 đến 1975. Chính nơi đây, tôi được nghe những câu chuyện về những anh hùng đã trở thành huyền thoại của nước ta như Lê Hồng Phong, Phan Chu Trinh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng…


Trại Phú Sơn

Tới thăm Nghĩa trang Hàng Dương, người hướng dẫn viên kể cho tôi nghe rất nhiều câu chuyện thú vị về lịch sử đấu tranh của nữ anh hùng Võ Thị Sáu.

Chiều hôm đó, trên đoạn đường ra lại sân bay lòng tôi cảm thấy hối tiếc và lưu luyến mảnh đất này. Với những nét đẹp hoang sơ, hùng vĩ đó, tôi luôn tin rằng Côn Đảo trong tương lai không xa sẽ trở thành khu du lịch hấp dẫn không chỉ tôi mà cả những vị khách khó tính trong nước và trên thế giới khi đến nơi này đều thấy hài lòng.
Hãy cùng Hanoi tourism trải nghiệm tour du lịch Côn Đảo 3 ngày 2 đêm để khám phá nhiều hơn nữa về Côn Đảo nhé.

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Đặc sản nổi tiếng Côn Đảo

Cùng tour Côn Đảo 4 ngày 3 đêm trải nghiệm các đặc sản nổi tiếng trên vùng đất du lịch nổi tiếng tại Côn Đảo những hương vị riêng độc lạ mà bạn không tìm được ở vùng đất khác.




Vì màu sắc đỏ đặc trưng mà loài tôm này còn được gọi là tôm hùm lửa cũng như được xem là vua hải sản của hòn đảo này. Khác với các giống tôm hùm khác, tôm hùm đỏ Côn Đảo không to bằng ấy vậy nhưng thịt rất dai, ngọt và săn chắc.

Thịt tôm hùm không chỉ ngon mà ở dọc sống lưng và đầu của nó còn có một lớp gạch vàng ươm vô cùng bổ dưỡng. Lớp gạch này còn dày hơn mỗi khi mùa đông tới. Tôm hùm đỏ có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như sushi, hấp, gỏi hay cháo.


Đây là loại ốc có tên gọi rất thú vị bởi hình dáng bề ngoài của nó tựa như đôi gò bồng đảo của người thiếu nữ đang độ căng tròn mới lớn. Ốc vú nàng có hình chóp nhọn, thẳng, với thịt ốc trắng nõn, vô cùng ngon mắt. Ốc có quanh năm tại hòn đảo đầy thơ mộng này nhưng xuất hiện nhiều nhất vào những ngày trăng tròn, giữa tháng âm lịch.

Trước đây, những món ăn từ ốc vú nàng chỉ để dành dâng lên vua chúa, nhưng dần dần, với sự phát triển và sinh sôi, nó đã trở thành món ăn thường ngày của người dân và độc đáo tại đảo.

Cũng như nhiều loại ốc khác, ốc vú nàng có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như luộc, nướng, trộn, hay gỏi. Nhưng nhanh và tiện lợi nhất vẫn là luộc. Ốc chỉ cần rửa sạch cho vào nồi luộc. Khi ốc chín, chỉ cần dùng dao nạy nhẹ lấy được thịt ốc ra khỏi vỏ, rửa sạch ốc rồi tưới thêm một lần nước sôi. Thịt ốc vú nàng từ màu trắng ngà chuyển sang màu vàng. Sau đó, bạn chỉ việc chấm ốc với muối tiêu chanh ăn rất giòn và ngọt.

Nếu may mắn, bạn sẽ còn được thưởng thức món ốc vú nàng vẫn đanng còn ngậm sữa thì sẽ cảm nhận được vị thơm ngậy, không thể lẫn được với loại ốc nào khác cả.



Cua mặt trăng này có hình dáng rất lạ, trên lưng cua có nhiều hình tròn màu đỏ đậm, pha vào màu hồng tươi. Vì những hình thù trên lưng cua tròn, nên người dân trên đảo đặt tên cho nó cái tên rất lạ là cua mặt trăng. 

Loại cua này sống bám theo vách đá vào những ngày trăng lên, cua thường ốp, nhiều nước thịt không ngon. Nhưng khi vào chu kỳ, thịt cua rất ngọt, thịt thơm lôi cuốn bất cứ ai thưởng thức.

Khi cua được luộc chín, màu sắc đỏ rực của nó chắc chắn sẽ “đốn ngã” dạ dày của bạn. Tuy nhiên, nó cũng chẳng phải là món ăn dễ dàng chinh phục bởi vỏ cua cứng đến nỗi bạn phải sử dụng dụng cụ chuyên đập cua mới có thể thưởng thức lớp thịt cua trắng ngần, thơm nức.

Thịt cua chấm với muối tiêu chanh ăn thật tuyệt. Tuy nhiên, người dân nơi đây còn dùng cua để chế biến thành các món ăn khác như làm lẩu, nấu canh, bún hoặc dùng thịt cho vào bánh canh… Mỗi món tuy cách chế biến khác nhau nhưng tựu chung lại, chúng trở nên ngon hơn, độc đáo hơn, ngọt ngào hơn bởi có hương vị của loại cua kỳ lạ này.


Nhum vốn là con nhím biểm, có kích thước bình thường, thịt nhum không nhiều, cũng chẳng dễ đánh bắt ấy vậy mà lại cho ra thứ mắm màu đỏ đục vô cùng hấp dẫn. Khi dùng mắm nhum để chấm các món luộc hay bánh tráng cuộn, ta sẽ dễ dàng nhận ra vị ngọt của thịt nhum tan tỏa khắp đầu lưỡi, một chút vị mằm mòi của biển, chua chua, bùi béo.

Để làm ra những hũ mắm nhum có màu đỏ đục và sóng sánh thơm lừng, người dân trên đảo phải đem thịt nhum đã được làm sạch vỏ rồi đem cho vào chum hay hũ sành, sau đó rắc nhiều muối lên trên. Những chiếc hũ sau khi đậy kín, đem vùi trong tro bếp hay phơi nắng tới 20 ngày.

Sau ngần ấy thời gian, mắm nhum chím cũng là lúc bạn tha hồ thưởng thức. Có lẽ, chẳng cần cao lương mĩ vị, một bát mắm nhum và vài cọng rau luộc cũng đã khiến bao người dân chỉ muốn ăn đời ở kiếp trên hòn đảo đầy xa ngái này.
Mắm hàu Côn Đảo

Đây là thứ nước chấm bình dân thường được người dân Côn Đảo sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt, nước mắm hàu dùng để chấm bánh tráng cuốn với thịt ba rọi, bún, rau sống... rất là ngon. Nguyên liệu chính để chế biến nên mắm hàu chính là con hàu có sẵn trong thiên nhiên.

Hàng ngày, chờ cho thủy triều xuống, những người làm mắm hàu chạy ghe ra các hòn để gõ hàu lấy ruột. Ruột hàu được đãi rửa sạch sẽ và để cho ráo nước, sau đó đảo đều với muối, ớt bột, rượu ... theo tỉ lệ nhất định rồi đóng chai. Khoảng 20 đến 25 ngày sau, chai mắm hàu đổi màu, lúc phần thịt nổi lên trên còn phần nước lắng phía dưới có màu đỏ tươi là ăn được. Du khách đến du lịch Côn Đảo khi về thường mang theo những chai mắm hàu để làm quà tặng cho người thân, gia đình hoặc bạn bè của mình.


Một món ăn đặc sắc đã hút hồn thực khách đó là gỏi cá mập. Vị mềm, thơm của thịt cá tươi kết hợp cùng với gia vị tự nhiên của lá mơ, ngổ, chuối xanh, dứa, khế… chấm cùng bát “phỗng” cay cay, chua chua… làm nên nét đặc sắc cho món gỏi mập Côn Đảo.
Nguồn: Sưu tầm Internet

Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2015

Các địa điểm Du Lịch Côn Đảo Hấp Dẫn


Du lịch côn đảo là địa điểm du lịch ... tù nghiệt ngã, mà còn là một địa điểm du lịch thiên thần với vẻ đẹp hoang sơ nhất, dưới đây là một số địa điểm du lịch hấp dẫn nhất côn đảo mà tham gia du lịch Côn Đảo giá rẻ của Hanoi Tourism  mà bạn vẫn có thể tham quan.

1.Nhà Tù - Côn Đảo

Ký ức một thời của chiến tranh đã trôi đi qua theo năm tháng nhưng nỗi đau để lại vết tích về những đau khổ dày vò về thể xác và tinh thần của các đồng chí cách mạng Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.Tìm đến Du lịch côn đảo chúng ta như được nhắc nhở về quá khứ một thời đó.

Nhà tù Cô Đảo là nơi giam giữ và tra tấn hơn 2000 chiến sĩ cách mạng Việt Nam. Hệ thống nhà tù này được người Pháp xây dựng để giam giữ những tù phạm đặc biệt nguy hiểm cho chế độ thực dân Pháp như: tù phạm chính trị, tử tù...nơi đây thời Pháp thuộc đã giam giữ những nhân vật cộng sản và những người ái quốc chống lại chính phủ thực dân.


Nhà tù Côn Đảo - địa ngục trần gian như một bức tranh tái hiện lại những gì đã sảy ra trong quá khứ,những nỗi đau,mức độ tàn nhẫn của kẻ xâm lược cũng như tinh thần quật cường của những người chiến sĩ cộng sản.

Có thể nói rằng tìm về nơi đây là tìm về với cội nguồn nhớ về truyền thống cách mạng của thế hệ cha anh đã đổ biêt bao xương máu vì hòa bình,độc lập,tự do của dân tộc.Nhà tù Côn Đảo được chia làm nhiều khu khác nhau nhằm mục đích tra tấn cũng như mong muốn làm nhụt ý chí của các chiến sĩ.Với các cái tên nghe thôi đã thấy rùng rợn về những gì đã trải qua thì những hình thức tra tấn ấy thật quá dã man.Nhưng đáng sợ nhất vẫn là Cầu Ma Thiêng Lãnh Nơi đây là thung lũng giữa hai ngọn núi cao, mà bọn chúa đảo đưa ý định bắc chiếc cầu nối hai dãy núi tại Côn Lôn. Từ ý nghĩ của bọn chúa đảo, mà hàng ngàn chiến sĩ cách mạng ta đã phải ra đập đá ngày đêm ở đây, rồi khi phần vì kiệt sức, phần vì chúng tra tấn tại chỗ, mà nằm lại chốn này.


Vậy vẫn chưa là gì đối với cách tra tấn tù nhân của những kẻ xâm lược những cái tên được biết đến khác như chuồng cọp Pháp,chuồng cọp Mĩ chúng nhốt các chiến sĩ của chúng ta thành từng nhóm người nhốt xuống chuồng cọp nếu ta phản kháng chúng sẽ dùng gậy từ trên chọc xuống.

Đội lốt là các yêu trò của bọn xâm lược nào là bãi trồng rau,nào là trung tâm cải huấn Phú Hải nhằm che mắt sự quản lí của các đoàn giám sát nhân quyền của quốc tể.Thực chất chúng vẫn tiến hành các cuộc tra tấn đẫm máu và vô nhân tính.Côn Đảo bạn sẽ được nhắc tới tên của các địa danh như trại Phú Tường,Sở làm đá,hầm xay lúa-bóc lột sức lao động của tù nhân để làm giàu cho chể độ thực dân cũng là hình thức tra tấn dã man của chúng;Hầm phân bò-chứa phân và nước dọn rửa chuồng bò.


Du lịch Côn Đảo không chỉ thu hút nhiều lượt khách trong nước mà còn có cả những người khách nước ngoài và còn có cả những người lính Pháp,Mĩ năm xưa tham chiến tạViệt Nam cũng trở về đây hồi tưởng lại những chuyện xưa.

Ngày nay,các tour du lịch Côn Đảo vẫn không ngừng được đặt,là loại hình du lịch tìm hiểu lịch sử hướng về cội nguồn dân tộc đã gây xúc động đối với nhiều người khi tới thăm nơi đây.Nó như một minh chứng cho một lịch sử gian nan,khổ ải của một dân tộc,là vang bóng một thời cho quá khứ đã xa.

2. Mũi Cá Mập - Côn Đảo

Tạp chí du lịch lừng danh Travel And Leisure vừa công bố danh sáchTop 20 hòn đảo chứa đựng nhiều điều bí ẩn nhất thế giới. Thật bất ngờ khi chiến thắng gọi tên Côn Đảo của Việt Nam.
Điểm nổi bật của Côn Đảo được bạn bè quốc tế biết đến nhiều nhất có lẽ nằm ở một thời đau thương của hòn đảo. Đây từng được ví như “địa ngục của trần gian”, xứ sở của nhà tù, người tù, và cai tù.
Đối với những du khách có hứng thú tìm hiểu lịch sử, chắc chắn tìm thấy phút lắng mình trong các di tích đầy ắp thông tin về quá khứ của Côn Đảo


Thiên nhiên nơi đây dường như quần tụ rất hài hòa và “chung sống một cách hòa đồng với nhau”. Trên Mũi Cá Mập, một bên là vách núi đá cao dựng đứng, một bên là biển rộng bao la sẽ đem đến cho bạn cảm giác thú vị và khơi dậy sự khám phá trong mỗi người.

Nếu bạn thực sự quan tâm đến du lịch thì bạn sẽ dễ dàng biết đến Côn Đảo với những bãi biển đẹp nhất Việt Nam. Nơi đây đã ghi lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử với những di tích còn lưu lại tới ngày nay, điển hình là Nhà tù Côn Đảo âm vang lịch sử thế giới một thời. Không những thế nơi đây còn có một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, hấp dẫn du khách gần xa. Đến với Côn Đảo bạn sẽ thấy có vô vàn cái để khám phá. Chính vì điều này mà tạp chí du lịch lừng danh Travel And Leisure đã công bố Côn Đảo – Việt Nam vào top 20 hòn đảo thuộc loại bí ẩn nhất thế giới. Nếu ngày xưa Côn Đảo được xem là “Địa ngục trần gian” thì ngày nay nó được mệnh danh như một “thiên đường du lịch”.

Ai đã từng một lần ghé đến xứ sở thần tiên này hẳn sẽ không thể quên được một địa điểm hết sức đáng nhớ đó là Mũi Cá Mập. Nơi đây đẹp mê ly với bãi biển xanh ngắt trải rộng tầm mắt, đẹp không lời nào tả nổi.

Mũi Cá Mập hết sức tự nhiên và hoang sơ. Bạn có thể thoải mái “du lịch”, có thể tắm biển, cắm trại, ăn uống nhậu nhẹt,… hay làm bất cứ điều gì mà bạn thích.
Nếu bạn là người yêu thích thiên nhiên thì đừng bỏ lỡ cơ hội ngắm bình minh trên Mũi Cá Mập nhé. Chỉ ngắm một lần có thể bạn sẽ nhớ suốt đời vẻ đẹp quyến rũ của nó đấy. Bình minh nơi đây được khách du lịch gần xa đánh giá là một trong những cảnh bình minh tuyệt đẹp trên thế giới.

Chạy dọc theo bờ biển phía Nam và Tây Nam Côn Đảo các bạn có thể nhìn thấy những hòn đảo nhấp nhô ở xa xa ngoài khơi. Khu dịch vụ hậu cần nghề cá và cảng Bến Đầm cũng là hai cái tên bạn nên dạo qua, sẽ có nhiều điều thù vị cho bạn khám phá. Các bạn cũng có thể dừng chân ngắm cảnh và tắm biển ở bãi Nhát, một bãi biển đẹp và hoang sơ. Nằm cạnh Bãi Nhát là nơi hai ngọn núi có tạo hình như một cặp tình nhân ngồi bên nhau… một khung cảnh yên bình và lãng mạn. Đến với bãi Nhát bạn sẽ được chiêm ngưỡng những bãi cát rộng mênh mông và rất trong sạch. Nơi đây còn có bãi đá đen được sóng biển mài cho nhẵn thín và tròn bóng bẩy y như đã từng được trải qua bàn tay của các nghệ nhân. Mọi thứ nơi đây đều mang một vẻ hết sức tự nhiên, hoàn toàn có thể khiến con mắt bạn bị chinh phục.

Nếu bạn đã từng đến với Côn Đảo và từng ghé qua Mũi Cá Mập có thể bạn sẽ có những cảm nhận sâu sắc và khó quên về cảnh vật nơi đây. Còn nếu bạn chưa may mắn được một lần ghé thăm thì hãy ấp ủ mong muốn và nhanh chóng tìm cho mình một cơ hội để được khám phá những nét thú vị của thiên nhiên nơi đây

3.Bãi Nhát , Đỉnh Tình Yêu - Côn Đảo
Bãi Nhát cách trung tâm huyện Côn Đảo khoảng 6km về hướng Bến Đầm, khung cảnh thiên nhiên nơi đây còn rất hoang sơ, ít chịu sự tác động của con người, Bãi Nhát có mặt cát lấm tấm sỏi đá và những con sóng nhỏ êm đềm, những hòn sỏi nhỏ nằm xếp lớp với nhau trông rất đẹp và sạch sẽ, nước biển trong xanh với những ngọn sóng cao xô vào bờ tung bọt trắng xóa. Bãi Nhát chỉ xuất hiện vài giờ một ngày. Các thời gian khác bãi biển này chìm ngập trong nước và ít được người biết đến. Đây là một trong những bãi biển hoang sơ và đẹp nhất tại Côn Đảo.
Đỉnh tình yêu là tên một đỉnh núi cách bãi Nhát không xa. Đây chính là nơi cho các cặp tình nhân đang yêu nhau cầu nguyện cũng như có những giây phút thư giãn., nhìn từ dưới lên, ngọn núi có hình ảnh một cặp trai gái đang ôm nhau như một cặp tình nhân, có lẽ vì vậy mà người ta gọi là Đỉnh Tình Yêu, tượng trưng cho mối tình chung thủy bất diệt (núi thì biết bao giờ mới mòn được?)

Đỉnh tình yêu là tên một đỉnh núi cách bãi Nhát không xa. Đây chính là nơi cho các cặp tình nhân đang yêu nhau cầu nguyện cũng như có những giây phút thư giãn.

Ngọn núi có hình ảnh một cặp trai gái đang ôm nhau như một cặp tình nhân, có lẽ vì vậy mà người ta gọi là Đỉnh Tình Yêu. Vào mùa cưới, các cặp vợ chồng trẻ đến đây rất đông, không khí thanh bình và hạnh phúc bạn sẽ cảm nhận được nếu đi du lịch Côn Đảo với một nửa của mình

4. Nghĩa Trang Hàm Dương - Côn Đảo

Nghĩa trang Hàng Dương rộng 190.000m2, gồm 3 khu : khu A, khu B và khu C. Theo số liệu ước định có khoảng: 20.000 tù nhân đã chết ở Côn Đảo. Tuy nhiên không phải tất cả đều nằm ở Hàng Dương. Nghĩa địa tù được lập ở khu vực Chuồng Bò, sau dời lên Hàng Keo. Từ năm 1944, chế độ khủng bố trắng sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đã giết hại hàng ngàn tù nhân.



Nghĩa địa Hàng Keo hầu như hết chỗ, thực dân Pháp mở nghĩa địa Hàng Dương để chôn tù. Tính đến ngày Côn Đảohoàn toàn giải phóng (1975), nghĩa trang lịch sử này tròn 35 tuổi. Trong vòng 35 năm ấy, ước tính khoảng 6.000 tù nhân bị giết hại.

Khu A nghĩa trang, nơi có phần mộ cụ Nguyễn An Ninh và đồng chí Lê Hồng Phong là nơi chôn những ngôi mộ đầu tiên. Mỗi người tù xấu số được liệm bằng 2 chiếc bao bàng (đan bằng loại cỏ ống), cột 7 nút lại, rồi đưa ra vùi qua loa xuống cát. Có thời gian, mỗi ngày từ 15 đến 20 người tù chết, tất cả được chất lên xe bò chở ra hàng Dương vùi chung một hố.

Năm 1944, khu A đã chôn chật mộ, nhà tù đã mở rộng nghĩa trang về phía nam, tức khu B hiện nay. Hài cốt lớp tù nhân kháng chiến chống Pháp (1945-1954) được chôn kế tiếp từ đồi cát chạy dài xuống phía đông nam, nơi có phần mộ người thiếu nữ anh hùng Võ Thị Sáu.

Hài cốt lớp tù nhân chống Mỹ được chôn tiếp vào phần còn lại của khu B và chôn tiếp qua khu C. Gần 500 tù chính trị câu lưu chống ly khai Đảng cộng sản trong những năm 1957-1963 được chôn trong khu B.

Mỗi ngôi mộ ở nghĩa trang này không chỉ là một số phận bi hùng, một chứng tích tội ác của thực dân đế quốc mà còn âm vang những trang sử hào hùng của cuộc đấu trang trong tù, tỏa sáng chủ nghĩa nhân văn và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.

Sân hành lễ nằm ở trung tâm nghĩa trang với một tượng đài mang một hình tượng Trao Aùo. Tượng đài cao 9m, nặng 25 tấn được khởi dựng ngày 16/7/1980. Dưới chân bức tượng có ghi hàng chữ “Vĩnh biệt các đồng chí”. Tượng đài được tái tạo từ câu chuyện “ Chết còn cởi áo cho nhau”. Người trao áo là ông Vũ Văn Hiếu, nguyên là bí thư đầu tiên của đặc khu mỏ Hòn Gai (tháng 10/1930). Người nhận áo nguyên là cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.

Nghĩa trang Hàng Dương được bảo tồn như một di tích lịch sử đặc biệt. Nghĩa trang hàng Dương với hàng ngàn nấm mộ có tên và không tên là bằng chứng hùng hồn về tội ác của đế quốc, thực dân đối với dân tộc ta. Đó là nơi yên nghỉ của hàng ngàn người con ưu tú của dân tộc ta, đã đối mặt với kẻ thù giữa lao tù, xiềng xích, trong cuộc đấu trang vì độc lập, tự do và chủ nghĩa.

5. Hòn Bảy Cạnh - Côn Đảo


òn Bảy Cạnh là hòn đảo lớn thứ hai trong số 16 hòn đảo thuộc quần đảo Côn Đảo, có số lượng rùa biển lên đẻ nhiều nhất Việt Nam



Mỗi năm có đến hàng trăm cá thể rùa mẹ lên bãi đẻ trứng. Toàn bộ đảo được che phủ bởi rừng nhiệt đới nguyên sinh, với thành phần động, thực vật rừng rất phong phú.

Đến với Hòn Bảy Cạnh, du khách sẽ có cơ khám phá sinh thái rừng ngập mặn và bơi lặn ngắm san hô. San hô ở đây rất đa dạng về chủng loại với san hô dạng phiến, dạng bàn, dạng cành, khối đều thuộc sách đỏ của Việt Nam.

6. Hòn Tài - Côn Đảo

Hòn Tài là bức tranh phong phú đầy màu sắc của các san hô hòa mình với những loại sinh vật biển ẩn dưới nắng xuyên qua làn nước trong xanh.


Đến với Hòn Tài, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp lung linh huyền bí của chốn thủy cung với nhiều lọai san hô rực rỡ, lạ mắt mà khó có thể bắt gặp ở một nơi nào khác.

Tại Hòn Tài, bạn có thể thấy sóc mun - loại sóc đặc hữu chỉ có ở Côn Đảo, kỳ đà, tắc kè …và nhiều loài chim biển, gầm ghì trắng - một loại chim quý hiếm thuộc họ bồ câu, khỉ mặt đỏ - giống khỉ quý đang được nuôi tại Hòn Tài.

Cùng trải nghiệm mùa du lịch hấp dẫn với tour du lịch đi Côn Đảo 3 ngày 2 đêm của chúng tôi nào.

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

Bãi Đầm Trâu ở Côn Đảo

Bãi Đầm Trâu Côn Đảo là điều tuyệt vời mà bạn không nên bỏ qua khi tới Côn Đảo.
Côn Đảo có nhiều bãi biển đẹp nhưng không thể không nhắc đến Đầm Trầu, một bãi biển gắn liền với sự tích chàng Cau và nàng Trầu. Đến với Đầm Trầu, du khách có thể thỏa thích tắm biển và tận hưởng làn nước trong mát của bãi biển được nhiều người nhắc đến này.

Du lịch Côn Đảo - Tham quan, tắm biển bãi Đầm Trầu

Bãi Đầm Trầu Côn Đảo nằm cách trung tâm thị trấn 14 km về phía bắc Tây Bắc, là một bãi biển tuyệt đẹp của Côn Đảo với bãi cát vàng óng và làn nước trong xanh. Đây là điểm tham quan và dã ngoại lý tưởng được các công ty du lịch khai thác trong hầu hết các chương trình tour du lịch Côn Đảo .

Hãy đến Hanoi Tourism trải nghiệm nhiều điều hấp dẫn tại Bãi Đầm Trâu Côn Đảo và khám phá nhiều điều thú vị khác nào.
Nguồn: Sưu tầm

Bảo tàng Côn Đảo

Côn Đảo là nơi ghi dấu lịch sử hào hùng của dân tộc là những điều đáng tự hào của Việt Nam là nơi bạn nên đặt chân tới để du lịch.

Từ sau ngày giải phóng đến nay, Khu di tích lịch sử cách mạng Côn Đảo luôn được các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương quan tâm đầu tư, tôn tạo.




Tuy nhiên, vì chưa xây dựng được một ngôi nhà độc lập nên Bảo tàng Côn Đảo đã phải mượn tạm không gian di tích Nhà Chúa Đảo để trưng bày.

Các hiện vật trưng bày tại đây chủ yếu làm rõ tội ác của thực dân và đế quốc; đồng thời thể hiện rõ Côn Đảo là một trận tuyến, một trường học đấu tranh cách mạng của các chiến sỹ Cộng sản và những người yêu nước Việt Nam trong suốt quá trình bị thực dân, đế quốc xâm lược.

Nhận thấy ý nghĩa sâu sắc của Bảo tàng Côn Đảo, ngay từ năm 2003, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã thống nhất với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ hỗ trợ kinh phí để xây dựng tại Côn Đảo một Bảo tàng với quy mô tương đối lớn. Đây là công trình có ý nghĩa thể hiện tấm lòng của nhân dân Thủ đô đối với tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói chung và huyện Côn Đảo nói riêng.

Ngày 6/12/2009, công trình Bảo tàng Côn Đảo được khởi công xây dựng, với tổng mức đầu tư hơn 65 tỷ đồng. Nguồn kinh phí này được thành phố Hà Nội hỗ trợ 45 tỷ, còn lại là kinh phí của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và các nguồn vận động tài trợ khác.

Việc xây dựng Bảo tàng Côn Đảo là phù hợp với đường lối của Đảng, Nhà nước và nguyện vọng của nhân dân. Bảo tàng Côn Đảo đã nghiên cứu, sưu tầm, gìn giữ và phát huy tác dụng những di sản văn hóa bao gồm: văn hóa vật chất, văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần trước tiên là những di vật gốc để phục vụ cho bước đường phát triển lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, cho công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội, định hướng đúng đắn cho hiện tại và tương lai.

Ngày 1/1/2009, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chính thức quyết định thành lập Bảo tàng Côn Đảo. Sau khi thành lập bảo tàng, công tác trưng bày được tiến hành, được xem là ngôn ngữ của Bảo tàng Côn Đảo.

Với gần 2.000 tư liệu, các hiện vật được trưng bày theo 4 chủ đề lớn gồm phản ánh các tội ác của chế độ thực dân và đế quốc; về tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của các chiến sỹ cách mạng và những người yêu nước Việt Nam trong suốt 113 năm; về sự phát triển của Côn Đảo ngày nay cũng như việc phát huy giá trị khu di tích lịch sử Côn Đảo như một di sản của dân tộc, giáo dục cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân Việt Nam.

Phần trưng bày ngoài trời là không gian mở, diện tích rộng không có mái che, dễ bị tác động của các yếu tố khí hậu, thời tiết nên chỉ có thể trưng bày một số hiện vật hình khối lớn có giá trị lịch sử (cả tự nhiên và xã hội), kết hợp với thảm cỏ, bồn hoa, cây xanh, vừa mở rộng không gian trưng bày vừa làm đẹp cho cảnh quan xung quanh Bảo tàng. Đây cũng là không gian thư giãn của du khách nên cũng có thể giới thiệu những bộ sưu tập hiện vật về khảo cổ học tại Côn Đảo như thể hiện hố khai quật làng cổ Hòn Cau, khu mộ vò cồn Hải Đen Côn Đảo, khu mộ vò cồn Miếu Bà Côn Đảo…

Với cách bày trí hiện đại, khoa học cùng với hiện vật trưng bày phong phú, mặc dù mới chính thức mở cửa đón khách từ quý 3/2013 nhưng Bảo tàng Côn Đảo đã thu hút được 8.000 khách du lịch trong và ngoài nước vào tham quan. Riêng tháng Tư vừa qua Bảo tàng đã đón tiếp được khoảng 1.500 khách, dự kiến trong năm nay sẽ đón tiếp khoảng 15.000 khách du lịch đến với Bảo tàng.

Theo ông Lưu Văn Nhi, Giám đốc Bảo tàng Côn Đảo, trong thời gian tới Bảo tàng sẽ tiếp tục sưu tầm, hoàn thiện những tư liệu, hiện vật còn thiếu theo đề cương trưng bày Bảo tàng Côn Đảo và đồng thời tiếp thu những ý kiến đóng góp của các cựu tù chính trị để hoàn hiện hơn khâu trưng bày các hiện vật cho phù hợp với thực tế lịch sử.

Ngoài ra, Bảo tàng sẽ hoàn thiện khâu trưng bày cho không gian bên ngoài nhà bảo tàng, mong rằng trong thời gian tới khi khách du lịch đến thăm quan bảo tàng có những cái nhìn hấp dẫn hơn về Bảo tàng.

Trong quyết định số 264/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển kinh tế-xã hội huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2020” có nội dung xuyên suốt là xây dựng Côn Đảo thành khu kinh tế-du lịch và dịch vụ chất lượng cao, gắn với việc bảo tồn, tôn tạo khu di tích cách mạng đặc biệt của quốc gia; phát triển, nâng cao giá trị Vườn Quốc gia Côn Đảo.

Nhà Bảo tàng Côn Đảo được xây dựng trên diện tích 20.940m2, bao gồm: phòng trưng bày; kho hiện vật và kho phục chế tư liệu hiện vật; hội trường; khu làm việc và các công trình phụ trợ khác. Trong đó phần trưng bày trong nhà chiếm 1.700m2, bao gồm một gian khánh tiết và một gian trưng bày với 4 chủ đề: Côn Đảo - đất nước con người; Côn Đảo - địa ngục trần gian; Côn Đảo - trường học đấu tranh cách mạng; Côn Đảo ngày nay. Phần trưng bày ngoài trời gồm các tư liệu, hiện vật, mô hình có thể tích hình khối lớn thuộc chủ đề Côn Đảo xưa và nay. Công trình nhà Bảo tàng Côn Đảo được xây dựng làm nơi lưu giữ những di sản văn hóa, lịch sử lâu dài của dân tộc Việt Nam để phục vụ cho sự nghiệp phát triển bền vững của huyện Côn Đảo. 

Bước đầu để có những định hướng sưu tầm hiện vật phù hợp với nội dung trưng bày tại Nhà bảo tàng Côn Đảo, Ban Quản lý di tích lịch sử huyện Côn Đảo đã xây dựng đề cương trưng bày chi tiết dựa trên các thiết kế mỹ thuật trong trưng bày. Hiện vật sử dụng trong trưng bày gồm có: Hiện vật bảo tàng (hiện vật gốc) và hiện vật do Ban Quản lý di tích lịch sử huyện Côn Đảo làm ra để phục vụ cho công tác trưng bày. Hiện nay, phòng trưng bày khu di tích nhà tù Côn Đảo có tổng số 695 tài liệu hiện vật, trong đó có 384 tài liệu hiện vật gốc. Tại kho cơ sở hiện đang lưu giữ 4.501 tài liệu hiện vật gốc, trong đó nguồn tư liệu giấy của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để lại chiếm một nửa số tài liệu.

 Ban Quản lý di tích lịch sử huyện Côn Đảo đã tổ chức các nhóm và cá nhân có trình độ nghiệp vụ, am hiểu lịch sử nhà tù Côn Đảo và lịch sử địa phương, trực tiếp sưu tầm, thu nhận tài liệu hiện vật hình ảnh tại các cơ quan, tổ chức đoàn thể và các cựu tù chính trị Côn Đảo, đồng thời gặp gỡ nhân chứng để ghi chép những mẩu chuyện kể về những hoạt động đấu tranh của các chiến sĩ cách mạng bị giam giữ tại nhà tù Côn Đảo.
Nguồn: Sưu tầm

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015

Trời xanh Côn Đảo

Côn Đảo thu hút với Nhiều du khách nước ngoài tìm đến Côn Đảo vì muốn được tận mắt chứng kiến nhà tù lớn nhất Việt Nam thời chống Pháp. Nhưng khi đặt chân tới hòn đảo này, họ lại thích thú với vẻ đẹp hoang sơ, vắng vẻ nơi đây. Cùng ngắm hình ảnh Côn Đảo qua ống kính của một du khách Mỹ đăng trên tờ The New York Times.



Côn Đảo gồm 16 hòn đảo trong đó Côn Đảo (hay còn gọi là Côn Sơn) là đảo lớn nhất. Nơi đây được biết đến là nhà tù do người Pháp xây dựng trước đây. Hiện nay, Côn Đảo là điểm du lịch hấp dẫn với những bãi tắm dài, làn nước trong xanh, bãi cát phẳng mịn.



Cư dân thưa thớt nên cảnh quan thiên nhiên ở đây vẫn giữ nguyên được nét hoang sơ.



Bãi Nhát là bãi biển rộng và sạch nhất nơi đây.



Chỉ có vài khu resort và nhà nghỉ nằm sát bờ biển phục vụ du khách.



Phòng nghỉ tại resort Six Senses.



Trước kia, Côn Đảo từng được Pháp chọn làm nhà tù, nơi giam giữ những tù nhân Việt Nam.



Ngày nay, chính quyền địa phương vẫn giữ nguyên những buồng giam tù nhân để làm bảo tàng, phục vụ du khách tham quan.



Nghĩa trang Hàng Dương.


Nguồn: Sưu tầm

Các điểm du lịch tâm linh Côn Đảo

Côn Đảo một vùng đất có bề dày lịch sử vô cùng tự hào của các chiến sĩ yêu nước của dân tộc ta với những gì còn đó là: Mộ liệt sĩ Võ Thị Sáu tại nghĩa trang Hàng Dương là điểm không thể bỏ qua. Bạn có thể đi lễ vào 12h đêm mà không hề lo lắng vì nghĩa trang rất tấp nập. Đồ lễ và hoa quả nên chuẩn bị sẵn từ nhà, bởi nghĩa trang không có hàng phục vụ bán đồ lễ. Đồ lễ không thể thiếu là gương lược. Nếu mang được hoa tươi thì càng tốt, nên dùng hoa trắng. Cô Sáu được dân Côn Đảo coi như vị thánh, che chở, hóa giải những buồn đau. Các đôi uyên ương cưới cũng ra mộ, thắp hương cô Sáu xin phù hộ.

Khách thường để lại đồ lễ tại nghĩa trang, không mang về. Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể để một nhánh tỏi trong túi cho yên tâm. Nghĩa trang rất sạch sẽ và thanh bình. Đừng quên thắp hương tại đài tưởng niệm nghĩa trang Hàng Dương và thắp thật nhiều hương cho gần 2.000 mộ liệt sĩ tại đây.

Đền thờ bà Phi Yến hay còn gọi là An Sơn Miếu cũng là nơi nên đến lễ và thăm viếng. Bà là vợ của vua Nguyễn Ánh. Khi nhà vua định mời Pháp vào để chống lại quân Tây Sơn, bà đã có lời can ngăn: "không nên cõng rắn cắn gà nhà", nhà vua tức giận giam bà trên một hòn đảo hoang vắng, nay gọi là Hòn Bà. Khi quân Tây Sơn gần ra tới đảo, nhà vua đem bầu đoàn thê tử chạy trốn. Trong lúc chạy loạn, hoàng tử Cải khóc nhớ mẹ, nhà vua tức giận liền vứt con xuống biển. Xác hoàng tử dạt vào bờ biển, người dân chôn cất và lập đền thờ. Bà Phi Yến sau khi được cứu thoát, được người dân dựng nhà ngay cạnh mộ để chăm nom hoàng tử. Sau đó, trong một lần đi lễ hội làng, vì nhan sắc quá lộng lẫy, bà bị một kẻ xông vào định hãm hiếp, nhưng hắn mới chỉ chạm vào tay, đã bị bà hô hoán, người dân bắt lại. Bà chặt đứt cánh tay ô uế bị kẻ xấu chạm vào. Sau uất ức quá, bà tự tử để vẹn toàn trinh tiết ở tuổi 25.


Con đường mang tên Hoàng Phi Yến, nằm giữa hai đầm sen rộng ngát. Từ chùa Núi Một có thể ngắm xuống đầm sen này.

Miếu và mộ của hoàng tử Cải ngay gần sân bay Cỏ Ống, bạn cũng nên viếng thăm.

Chùa Núi Một, ngôi chùa có phong thủy đẹp nhất Việt Nam. Chùa tựa lưng vào núi và nhìn xuống đầm sen rộng mát. Kiến trúc của chùa thoáng đáng, yên bình.

Di tích lịch sử nhà tù Côn Đảo: Có 19 điểm di tích chia làm hai thời kỳ, các trại giam thời Pháp và trại giam Mỹ - ngụy. Các trại giam thời Pháp: Phú Sơn, Phú Hải năm ngay trong trung tâm nên rất tiện thăm quan. Khu chuồng bò, chuồng cọp quả là những địa ngục trần gian. Khu chuồng bò giờ vẫn còn nguyên hầm phân, nước tiểu nơi địch đầy đọa, bắt người tù ngâm mình ngang ngực.

Tới Côn Đảo thăm di tích lịch sử và đào sâu về văn hóa nơi đây nào, nó sẽ là sự trải nghiệm vô cùng thú vị
Nguồn: Sưu tầm